Vậy Tiêu chuẩn SA 8000 là gì?
Tiêu chuẩn này do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát. Tổ chức này cũng hoạt động trong vai trò của nhà môi giới trung gian để cấp phép và giám sát các tổ chức kiểm tra chính sách xã hội nhằm cấp chứng chỉ cho các người (doanh nghiệp) sử dụng lao động đạt tiêu chuẩn SA8000 cũng như hướng dẫn để các doanh nghiệp đó phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn tương tác đã đưa ra.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về SA 8000 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng SA 8000: Bộ Hồ Sơ, Biểu Mẫu, Checklist SA 8000. Chúng tôi gửi tặng anh chị: Tại đây.
Được chứng nhận SA 8000: Doanh nghiệp sẽ hưởng những lợi ích gì?
- Về mặt kinh tế:
– Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.
– Tránh được thiệt hại về kinh tế khi sản phẩm hàng hóa bị các nhà bán lẻ, nhập khẩu tại các nước phát triển từ chối hợp tác.
– Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
– Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự.
– Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
- Về mặt thị trường:
– Nâng cao cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường các nước phát triển như : Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, những nơi yêu cầu sự tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc. Ví dụ: AEDT là đại diện cho 500.000 nhà bán lẻ quần áo ở Châu Âu, đang sử dụng SA-8000 như là một tiêu chuẩn đề nghị
– Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng.
– Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội,
– Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong mọi doanh nghiệp, tổ chức.
– Thu hút thêm nhân tài, những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay,
– Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn.
- Quản lý rủi ro
– Là phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
-Có thể giảm phí bảo hiểm hằng năm.
– Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
– Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.
– Được sự đảm bảo của bên thứ 3
– Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
- Doanh nghiệp đối với khách hàng
Như vậy, với những lợi thế không thể chối cãi của tiêu chuẩn SA 8000 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của , thì việc các doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia áp dụng tiêu chuẩn trên là điều cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Quy trình tư vấn và chứng nhận SA 8000 cho các doanh nghiệp ra sao?
- Liên hệ với đơn vị chứng nhận để được thông tin tư vấn về SA 8000
- Sau đó, tiếp tục đăng ký với tổ chức chứng nhận để được đào tạo và chứng nhận về tiêu chuẩn SA 8000
- Tiếp theo, thực hiện các hoạt động đào tạo, soạn thảo tài liệu, điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết, áp dụng, đánh giá nội bộ , xem xét của lãnh đạo… thời gian từ 3 tháng – 1 năm tuỳ theo quy mô, hiện trạng cơ sở hạ tầng và sự quyết tâm của doanh nghiệp
- Phải có hồ sơ hoạt động theo hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội khoảng 3 tháng
- Đăng ký dịch vụ chứng nhận SA 8000 ở một Tổ chức chứng nhận độc lập có uy tín
- Thực hiện đánh giá chứng nhận
- Khắc phục lỗi (nếu có)
- Nhận giấy chứng nhận và duy trì hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA 8000
xem thêm : http://knacert.com.vn/sa-8000-la-gi-dao-tao-chung-nhan-sa-8000-cho-doanh-nghiep
Để được chứng nhận SA 8000 xin liên hệ tới số hotline: 098.3360.253