Việc chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015 hiện đang thu hút sự quan tâm từ giới doanh nhân với những thay đổi hoàn toàn khác biệt. Tiêu chuẩn ISO giúp làm cho thế giới trở nên an toàn hơn, làm việc hiệu quả hơn và giải quyết được rất nhiều vấn đề xã hội. Việc sửa đổi phiên bản ISO 9001: 2015 đã gây được sự chú ý với những tiêu chuẩn khác biệt với phiên bản hiện tại 2008. Yêu cầu nhận biết quy trình và chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi có thể khiến mọi người lo lắng, nhưng vài bước đơn giản sau sẽ giúp tiết kiệm được lượng thời gian đáng kể.
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO), đặt trụ sở ở Thụy Sĩ, là tổ chức phát triển nhất thế giới về các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện. Tiêu chuẩn quốc tế cung cấp cho nhà nước các thông số kỹ thuật của các sản phẩm, dịch vụ và góp phần làm cho ngành công nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Phát triển thông qua sự đồng thuận toàn cầu tạo nên tiêu chuẩn giúp phá vỡ rào cản thương mại quốc tế.
Từ khi thành lập vào năm 1947, ISO đã giám sát sự phát triển của gần 20.000 tiêu chuẩn quốc tế bao gồm gần như tất cả các khía cạnh từ công nghệ, kinh doanh sản xuất đến an toàn thực phẩm để chăm sóc sức khỏe và cải thiện đời sống. Và hầu hết các tiêu chuẩn này được đề xuất bởi các tiểu ban và Ủy ban kỹ thuật.
Nền tảng của tất cả các tiêu chuẩn quốc tế ISO chính là tiêu chuẩn ISO 9001. Dưới đây là một số cách tổ chức có thể áp dụng ngay để có thể bắt đầu chuẩn bị cho một quá trình chuyển đổi dễ dàng sang tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 trước khi tiêu chuẩn cuối cùng được công bố vào cuối năm 2015.
Tổ chức thường đánh giá thấp các nguồn lực cần thiết để phát triển và thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Hoặc, họ cho rằng chỉ một số ít các cá nhân được lựa chọn là có khả năng áp dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng đến các khía cạnh hoạt động của một tổ chức và áp dụng chiến lược hiệu quả.
Tiêu chuẩn ISO thường được xem xét lại 5 năm một lần và việc phê duyệt để sửa đổi phải được nhất trí bằng cách bỏ phiếu quốc tế, tiếp theo cần thực hiện 5 bước bắt buộc trong vòng 3 năm. Về thời gian phát triển theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015, Ủy ban Dự thảo đề xuất các tiêu chuẩn vào tháng 6 năm 2013, tiếp theo là Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế vào tháng 4 năm 2014.
Từ ngày 10/7/2014 đến ngày 10/10/2014, các bên liên quan sẽ có dịp để xem xét dự thảo và đóng góp ý kiến. Sau đó, dự thảo cuối cùng về tiêu chuẩn quốc tế sẽ được ban hành vào tháng 7 năm 2015 và công bố tiêu chuẩn quốc tế chính thức vào tháng 9 năm 2015. Đó là ngày đánh dấu sự bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp ba năm cho đến tháng 9 năm 2018.
Chứng nhận ISO 9001 mới gắn liền với cơ cấu tổ chức cấp cao, yêu cầu tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý phải theo một tiêu chuẩn cấu trúc cao với một hệ thống các yêu cầu chung. Ngoài ra, ở đây còn nhấn mạnh hơn về những rủi ro có thể xảy đến, như nền tảng của bất kỳ hệ thống quản lý nào, tập trung nhiều hơn vào những giá trị đạt được cho công ty và khách hàng của mình, tăng tính linh hoạt về việc sử dụng tài liệu và mô hình dễ tiếp cận hơn cho các loại hình dịch vụ kinh doanh.
Ngoài ra, tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý phát triển trong tương lai sẽ sử dụng một cấu trúc phù hợp và phác thảo như văn bản giống văn bản gốc, thuật ngữ phổ biến, và định nghĩa trọng tâm theo tiêu chuẩn ISO Part 1: 2012 “Phụ lục SL”. Điều này đảm bảo được tất cả các phần của tiêu chuẩn hệ thống quản lý đều có chung phần tiêu đề và nội dung trọng tâm. Các tiêu chuẩn ISO 14001 và BS OHSAS 18001 cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp với cấu trúc tương tự.