Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

các nhóm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 

– Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
    – Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
    – Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
    – Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 2, 3 và 5; bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
    – Nhóm 5: Người làm công tác y tế lao động.
    – Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên.

huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

 Nội dung tư vấn về giấy chứng nhận huấn luyện vệ sinh an toàn lao động

     Điều 8 Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH công tác huấn luyện an toàn lao động vệ sinh lao động quy định về giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động vệ sinh lao động như sau:

     Thứ nhất: Đối tượng được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện

Nhóm 1: Sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng nhận huấn luyện.

Nhóm 2, 3: Sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng chỉ huấn luyện.

Nhóm 4: Kết quả huấn luyện được ghi vào sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở.

     Thứ hai: Thời hạn Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện; cấp đổi Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện

  1.    a) Thời hạn Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện

Chứng nhận huấn luyện có thời hạn 2 năm;

Chứng chỉ huấn luyện có thời hạn 5 năm.

  1.    b) Cấp đổi Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện

Cơ sở lập danh sách những người có Chứng nhận huấn luyện trước khi hết hạn trong vòng 60 ngày, kèm theo bản phô tô Chứng nhận huấn luyện đã cấp gửi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện cấp (Chứng nhận hoặc Chứng chỉ huấn luyện) để được huấn luyện định kỳ. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu sẽ được cấp đổi Chứng nhận huấn luyện mới;

Cơ sở lập danh sách những người có Chứng chỉ huấn luyện trước khi hết hạn trong vòng 60 ngày, kèm theo bản phô tô Chứng chỉ huấn luyện đã cấp gửi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện Cấp chứng chỉ để được cấp đổi Chứng chỉ huấn luyện mới;

Không cấp đổi đối với các trường hợp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 5 Điều này;

  1.    c) Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện do Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện in và cấp theo mẫu quy định tại Thông tư này (mẫu 1, 2 phụ lục II).

     Thứ ba: Trong trường hợp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện bị hỏng, mất thì người được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện làm văn bản giải trình có xác nhận của cơ sở gửi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện đã cấp để được cấp lại.

      Thứ tư: Quản lý Chứng nhận, Chứng chỉ, Sổ theo dõi công tác huấn luyện

Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện mở sổ theo dõi, cấp số Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện cho các đối tượng được huấn luyện (mẫu số 3, phụ lục II);

Cơ sở tổ chức huấn luyện mở Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở (mẫu số 4, phụ lục II).

      Thứ năm: Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện hết hiệu lực trong các trường hợp sau:

Hết thời hạn hiệu lực ghi trong Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện;

Người được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện không tham dự huấn luyện lại, huấn luyện định kỳ.

 

Bài viết liên quan

Comments

Bài viết mới nhất

Chia sẻ bài viết

0948690698
chat-active-icon